Hotline: 0972 2222 40

Kinh nghiệm cải tạo nhà cũ

Việc cải tạo nhà cũ thường gây nhiều khó khăn cho chủ nhà và đơn vị thi công hơn đối với việc xây dựng một ngôi nhà mới hoàn toàn khi nó bị ràng buộc bởi các kết cấu có sẵn.

Việc cải tạo nhà cũ thường gây nhiều khó khăn cho chủ nhà và đơn vị thi công hơn đối với việc xây dựng một ngôi nhà mới hoàn toàn khi nó bị ràng buộc bởi các kết cấu có sẵn. Vì thế, dựa vào những kinh nghiệm có được, chúng tôi mong muốn đem lại sự hài lòng cho các bạn.

Đa phần các ngôi nhà trước đây được xây dựng một cách tự phát, dựa vào kinh nghiệm của nhóm thợ thi công nên không được sự bố trí thật sự tốt. Điều này dẫn đến việc công năng sử dụng không hợp lý: kê đồ nội thất khó, sử dụng các không gian không thuận tiện, thiếu ánh sáng, thông gió không tốt, chất lượng các công trình không cao cộng với quá trình cải tạo manh mún khi sử dụng gây ra các hiện tượng võng, nứt sàn, tường, gây thấm dột hoặc ẩm chân tương gây mốc tường...

Việc cải tạo nhà cũ có thể tiết kiệm được 1/3 giá trị đầu tư cho một ngôi nhà mới vì có thể tận dụng được toàn bộ phần móng, phần tường bao che công trình và sàn các tầng. Tuy nhiên, công cuộc cải tạo này cũng gây không ít khó khăn cho gia chủ và đơn vị thi công bởi những hạn chế do cấu trúc cố định của ngôi nhà cũ.
Hình minh hoạ

Trong bài viết này chúng tôi xin giới thiệu một số kinh nghiệm trong khi cải tạo một ngôi nhà cũ:

- Bước 1: Khảo sát hệ móng, dầm, cột hiện trạng công trình (có thể là nhà kết cấu tường chịu lực, các bạn vẫn có thể xử lý tốt và nâng tầng thành công hoặc mở rộng các không gian trong nhà).

- Bước 2: Dựa vào hệ kết cấu hiện trạng đưa ra phương án cải tạo nhằm đạt được các không gian trong nhà hợp lý, thuận tiện đáp ứng các tiêu chuẩn về ánh sáng và thông gió đồng thời phù hợp với hệ kết cấu cũ. Trong bước này ta cũng có thể đưa phương án gia cố một số vị trí móng nhằm cấy thêm cột để thay đổi một phần hệ kết cấu chịu lực nhằm đạt được những không gian trong nhà như mong muốn cũng như thay đổi hình thức kiến trúc bên ngôi nhà.

- Bước 3: Xử lý các hiện tượng xấu của nhà cũ như chân tường thấm ngược gây mốc, võng sàn, nứt tường , nứt cổ trần, cấy dầm và sàn mới....

 

Cách xử lý các hiện tượng :

+ Chân tường: có thể dùng biện pháp bóc bỏ tất cả các lớp vừa trát cũ, đục bỏ một phần nhỏ vữa ở 3 hàng mạch vữa liên kết gạch ở vị trí cốt sàn nhà, trát xử lý lại bằng vữa xi măng mác cao đồng thời trát lại lớp vữa bảo vệ mác cao lên cao khoảng 900mm so với cốt sàn nhà (bạn có thể sơn thêm lớp sơn chống thấm ở chân tường).

+ Xử lý võng sàn, nứt sàn : trong quá trình sử dụng, chủ nhà thường tự ý thay đổi công năng hoặc chia nhỏ phòng, xây tường trực tiếp lên sàn các tầng tại vị trí không có dầm. Theo thời gian các sàn sẽ võng vì bị một lực lên tập trung theo 1 đường thẳng giữa sàn nhà gây hiện tượng võng sàn,(gây thấm dột, bong vữa trần).

Để xử lý hiện tượng này nên phá dỡ những bức tường xây sai qui định (xây trên sàn mà không có dầm). Để có thể xây tường lên sàn của bạn phải đổ thêm một đoạn dầm hoặc cấy dầm lên sàn cũ, dầm này sẽ gác lên tường chịu lực hoặc dầm khung chịu lực.

+ Xử lý nứt cổ tường trên các tầng ban công, sân thượng: Do quá trình sử dụng lâu năm, hoặc do khi xử lý xây tường ban công, tường chắn mái ... thợ thi công không xử lý lớp vữa xi măng mác cao chống thấm ngược, không đánh vát chống đọng nước vị trí chân tường giao với sàn, trần nhà do đó khi mưa sẽ bị ngấm và đọng nước tại chân tường. Khi nắng lên, nhiệt độ thay đổi lớn, các lớp nước chịu nhiệt độ cao gây co giãn mạnh ở gây nứt cổ trần.

Để xử lý hiện tượng này cần sử dụng xử lý lại các mạch vữa chân tường bằng cách đục bỏ 1 phần phía ngoài rồi trát lại bằng xi măng mác cao đồng thời xây vát góc tránh đọng nước vị trí chân tường giao giữa tường và trần nhà.

 

+ Xử lý cấy dầm mới, cấy sàn, và sàn cũ: Trong trường hợp cải tạo công năng nhà ta phải thay đổi vị trí cầu thang do đó bạn sẽ phải tiến hành việc cấy dầm mới, cấy sàn mới Có nhiều biện pháp để thực hiện công việc này. Phương pháp thi công vẫn hay dùng nhất là phá bỏ một phần nhỏ lớp bê tông bảo vệ thép nhằm lộ thép cũ để hàn đấu đầu hoặc buộc nối thép cũ với thép mới Tại vị trí đầu mối trước khi đổ bê tông phải đánh giấy giáp làm sạch gỉ sắt trước khi đấu nối rồi sau đó đổ một lớp hồ xi măng nguyên chất nhằm tăng khả năng bám dính bê tông cũ và mới với nhau (trước khi đổ bê tông phải dùng nước sạch đánh rửa các vị trí đầu nối, mạch liên kết bê tông cũ và mới). Ở một vài vị trí đưa con sơn các bạn có thể dùng cách khoan lỗ rồi gài thép dầm con sơn các bạn có thể dùng cách khoan lỗ rồi gài thép dầm con sơn vào hệ khung nhà cũ. Biện pháp này phải dùng keo bê tông loại đặc chủng.

Theo suachuanhanhanh

Phòng khắc phục sự cố công trình
KS. Trần Thanh Lịch
09323 4444 9
  • Hiện tượng: Với nhiều người kính đồng nghĩa với độ bền vì nó khiến người ta liên tưởng đến kính cửa sổ hoặc những vật ...
  • Dưới đây là 15 cách hướng dẫn bạn kinh nghiệm lắp đặt hệ thống điện trong nhà. Đảm bảo hệ thống điện nhà bạn sẽ trở ...
  • Dự án cải tạo Đại lộ chính (Grand Avenue) được đặt dưới sự điều hành của một uỷ ban bao gồm cả các chủ thể của chính ...
  • Để sửa nhà, cụ thể là trám kín ngôi nhà, bạn có thể áp dụng nhiều cách. Quá trình này rất dễ ...
  • Hãy làm nổi rõ tính kiến trúc của không gian nhà bạn bằng cách xây dựng các điểm nhấn để căn phòng ...
   Chỉ cần mới xây căn nhà một thời gian cũng có thể xuất hiện vết nứt ở cột (nứt dọc), ở đà (nứt ngang). Vết nứt nhỏ số lượng nhiều, ngay mảng tường cũng có vết nứt dọc.   
Một trong những hiện tượng chúng ta thường gặp nhất đối với căn nhà của mình, đó là hiện tượng ẩm mốc chân tường. Ẩm mốc như những đám mụn ngoài da, không gây ảnh hưởng tới kết cấu nhưng lại cực kỳ khó chịu. Chúng không dễ dàng xử ...
Từ tháng ba, đã nghe đâu đó loáng thoáng câu hát của nhạc sĩ Dương Thụ: “Tháng tư về, gió hát mùa hè…” Và tháng tư đến thật nhanh, mùa hè đến thật nhanh. Nhưng kèm theo gió hát là cả cái ...
Việc chống thấm về cơ bản là ngăn nguồn nước thẩm thấu - cũng có nghĩa là hạn chế các vết nứt trên bề mặt. Do đó ở một vài giải pháp chống thấm có liên quan đến chống nóng
Một sự cố rất thường gặp khi đang xây công trình trong các khu vực xây chen (có công trình hiện hữư xung quanh công trình chuẩn bị xây dựng ) là: công trình mới đào móng hoặc đang thi công phần thân.
Sửa nhà ít ai tìm đến người giám sát. Nếu không phải là “đại tu”. Do đó, bạn cần nắm chắc vững hơn các kiến thức về xây dựng đề phòng bị làm ẩu, kém chất lượng. Nhiều người, sau khi xây, Sửa nhà vài lần đã trở ...
Khi điều kiện sống ngày càng đòi hỏi cao thì việc thay đổi, sửa sang nhà cửa cho khang trang cho tiện dụng là điều cần thiết. Tất cả đều có cách thực hiện với những giải pháp hợp lý.
Gạch chỉ nên lát vào giai đoạn cuối của công trình, sau khi đã hoàn tất các công đoạn chính của trần và tường để tránh cá, bụi dơ có thể làm trầy xước, mất độ bóng. Sau khi lát xong cũng phải làm sạch ngay nền nhà, ...
Tôi là MINH HOÀNG, nhận được mail quảng cáo của Công ty gởi, tôi đã vào trang angia.vn, tìm đến mục Tư vấn trực tuyến, và gửi yêu cầu tới Công ty nhờ tư ...
Tôi là Lê, vô tình lướt Web tôi vào trang angia.vn và thấy có mục tư vấn thiết qua mạng, sẵn cũng đang có nhu cầu thiết kế căn nhà đang ở, nên tôi gửi yêu ...
 
  Bạn quá mệt mỏi với mớ dây nhợ thiết bị rối như canh hẹ và đống đồ dùng văn phòng bừa bộn trên bàn làm việc. Slimdesk sẽ giúp bạn ...
Các nhà phong thủy xưa đã có nhiều đúc kết đối với việc chọn vị trí để xây cất nhà cửa. Trong điều kiện ngày nay, đất đai tại các đô ...