Nứt tường và cách xử lý nứt tường
![]() Chỉ cần mới xây căn nhà một thời gian cũng có thể xuất hiện vết nứt ở cột (nứt dọc), ở đà (nứt ngang). Vết nứt nhỏ số lượng nhiều, ngay mảng tường cũng có vết nứt dọc. Điều này sẽ làm cho nhiều gia đình hoang mang, thông báo với công ty xây dựng thì họ cho rằng không nghiêm trọng, chỉ rạn nứt do vật liệu co rút, để một thời gian nữa ổn định, công ty sẽ trám trét lại.
Thực tế thì đối với nhà chịu lực bằng khung bê tông cốt thép, việc nứt tường có thể do một hay nhiều nguyên nhân. Tùy trường hợp và mức độ vết nứt mà chúng ta có biện pháp khắc phục khác nhau. Một cách để tìm nguyên nhân là tìm điểm chung của các vết nứt. Ta nên vẽ lại sơ đồ vết nứt theo: từng bức tường, từng sàn, toàn bộ chiều cao nhà... để dễ đánh giá, tìm điểm chung. Dứt điểm vấn đề nứt thì rất khó nhưng có thể khống chế các vấn đề trên để giảm tối đa các vết nứt và nếu còn thì vết nứt cũng ngắn, nhỏ, rất khó thấy và không gây phản cảm nhiều. Do đặc điểm khí hậu
Do đặc điểm khí hậu nóng ẩm của Việt Nam, hiện tượng nứt trần, nứt tường, nứt cổ trần rất hay xảy ra. Những sự cố này rất khó xử lý, thông thường nếu trám vá bằng các vật liệu gốc ximăng, bitum nhựa đường hay các vật liệu kém đàn hồi, khi công trình có chuyển vị, co dãn do nhiệt vết nứt lại tiếp tục xuất hiện, không xử lý triệt để được. Xử lý:
Do thi công trát Vết nứt tường tại một công trình mới xây Vết nứt nhẹ, cạn, hình chân chim, phát triển theo nhiều phương thường chỉ nằm ở lớp vữa trát, không ăn sâu vào tường gạch... thường có các lý do: kỹ thuật tô tường (tường khô quá vẫn tô, hồ trộn không đều, hồ tô mỏng - tối thiểu phải 1cm, tô xong bị nắng nhiều, không dưỡng hộ đúng...). Hoặc việc tô trát và sơn nước không đúng kỹ thuật, thi công sai quy trình. Các vết nứt phát triển về chiều dài, độ rộng theo thời gian. Nếu theo dõi cỡ 8 tháng thì vết nứt phát triển chủ yếu theo 6 tháng đầu, đặc biệt là trong tuần đầu tiên. Do mastic đàn hồi nên chỉ khi vết nứt đủ lớn, cường độ kéo đủ lớn vượt qua cường độ kéo của mastic thì ta mới thấy vết nứt dù nó đã nứt trước đó. Nên lưu ý điều này khi đánh giá nứt. Thông thường, có sự khác nhau giữa các vết nứt
Các vết nứt do tô chủ yếu do:
Một số biện pháp hạn chế vết nứt:
Một số biện pháp cải tạo:
Do hiện tượng lún nền móng.
Các vết nứt nghiêng trên tường hoặc trần nhà là loại vết nứt "khó chịu" nhất và sẽ khó sửa nhất. Thường nó có thể xuất hiện tại nhiều mảng tường, ở nhiều tầng. Quy luật là xuất hiện sát mép sàn, gần các cột và xiên dần vào giữa mảng tường; hoặc xuất hiện ở các góc dưới của bậu cửa sổ, xiên xuống dưới. Nguyên nhân là nhà hay công trình đã bị lún không điều .Trong nhà dân mới xây thì tường 110 rất hay nứt kiểu này, lâu dần sẽ đến tường 220. Sau độ 1, 2 năm hết lún thì bạn bả lại tường là hết. Đối với nhà tư nhân, nhất là các nhà xây sử dụng kết cấu móng nông (móng băng, móng bè), khi đang xây hoặc xây xong có hiện tượng lún là rất phổ biến. Thường do móng nhà dân đều không được xử lý triệt để. Hầu hết các nhà khi xây dựng có khảo sát địa chất nền công trình; thiết kế kết cấu móng theo tính toán tải trong nhà và kết quả khảo sát địa chất và thi công theo đúng thiết kế thì nhà sẽ chỉ lún đều vài cm, không ảnh hưởng đến tính ổn định (không xảy ra hiện tượng nứt). Các vết nứt kiểu này ít gặp ở các công trình lớn(sau khi mới xây) được thiết kế đúng và đầy đủ (thừa). Một số hình ảnh về vết nứt dầm, tường, vỡ cột của sự cố lún nghiêng sập công trình 8 tầng Hà Giang; Do ảnh hưởng công trình lân cận tại số 6 Nguyễn Hữu Huân - Hà Nội và ảnh hưởng của công trình số 93 Lò Đúc đến các hộ xung quanh do Công ty Xử lý lún nghiêng Việt Nam cấp.
Các nguyên nhân Như vậy sẽ có 3 nguyên nhân chính dẫn đến việc nứt nhà do lún:
Do đó, việc xác định nguyên nhân nứt nhà cần người có chuyên môn đến khảo sát hiện trạng và hồ sơ thiết kế. Khi xác định được nguyên nhân nứt thì cũng sẽ có nhiều phương án khắc phục, phụ thuộc vào cách giải quyết của người thiết kế cải tạo hoặc hoàn cảnh hiện trạng nhà cũng như điều kiện thi công và điều kiện kinh tế.[1] Giải pháp cải tạo và chống nứt Lưới thép để chống nứt Muốn sửa phải chống lún bằng nhiều giải pháp khác nhau, đều có khó khăn và tốn kém. Việc đục rỗng vết nứt, đóng "gông" (đinh đỉa) để "may" vết nứt lại chỉ tạm thời, không hiệu quả; vì không ngăn chặn được nguyên nhân gây ra và sẽ bị nứt lại, có thể là chỗ cũ hay quanh đó. Do đó, đối với loại vết nứt này, nếu nặng, ngày càng phát triển, nên tìm đến những đơn vị tư vấn có kinh nghiệm để nhờ sự giúp đỡ cần thiết, chính xác. Lưu ý rằng, việc đầu tiên, chủ nhà, khi phát hiện vết nứt là phải đánh dấu (tốt nhất là bút chì), bằng nét gạch thẳng góc với phương khe nứt, ghi lại ngày tháng và theo dõi qua thời gian, các vết nứt có vượt điểm đánh dấu hay không. Nếu vượt qua, có nghĩa là vết nứt tiếp tục phát triển, cần có biện pháp xử lý đúng mực, đúng bệnh. Ở các vị trí nguy hiểm có khả năng nứt cao như chỗ tiếp giáp tường – cột, tường – đà hay ở các mép cửa, cửa sổ tiến hành đặt một lưới thép để chống nứt do biến dạng hay co ngót. Kỹ thuật như sau: - Trước tiên tô một lớp hồ dầu (xi măng nguyên chất) thật mỏng lên khu vực dự định đặt lưới thép đủ để giữ lưới thép. - Đặt lưới thép lên khu vực vừa tô. - Tô thêm lớp hồ dầu mỏng phía trên. - Tô tường bình thường. Trong thực tế, không phải tất cả các chỗ tiếp giáp tường – cột, tường – đà, các mép cửa, cửa sổ đều bị nứt. Nhưng chỉ cần có 1 chỗ nứt cũng sẽ mất rất nhiều thời gian và công sức để khắc phục, chưa kể đến những khó chịu khi vừa ở đã phải tiến hành sửa chữa. Vì vậy, tuy rằng có tốn kém hơn chút đỉnh nhưng nên đặt lưới thép ở tất cả các khu vực được coi là nguy hiểm để đảm bảo chất lượng tuyệt đối cho công trình. Thực ra, không phải không có người biết phương pháp trên để chống thấm cho công trình vì các công trình theo tiêu chuẩn nước ngoài đều làm theo cách này và trong các giáo trình xây dựng đều có đề cập đến. Nhưng có lẽ do tập quán xây dựng của chúng ta, cả thầu và chủ nhà đều muốn giảm thiểu tất cả chi phí nên phần kỹ thuật đã bị bỏ qua. Nhân tiện cũng nói luôn, do nhiều chủ nhà ham rẻ và nhiều nhà thầu cố bỏ giá thấp để nhận công trình bằng mọi giá nên rất nhiều yêu cầu bắt buộc đã bị coi thường. Đó chính là lý do dẫn đến các sự cố công trình xây dựng gần đây. Nhà thầu cố gắng hướng tới một tiêu chuẩn kỹ thuật thật cao. Nhưng có lẽ, đó là một điều thật khó khăn vì chưa chắc thị trường đã chấp nhận do giá thành bị đội lên nhiều. Chủ nhà sẽ phải cân nhắc rất nhiều giữa việc hàng bỏ ra chục triệu cho các tiêu chuẩn kỹ thuật hay để dành để mua sắm các trang thiết bị trong nhà và rất nhiều người sẽ chọn phương án giá rẻ mặc dù nếu có trục trặc gì thì tổng số tiền xây dựng còn lớn hơn số tiết kiệm được rất nhiều Vết nứt do kết cấu Vết nứt có thể do tính toán sai kết cấu chịu lực của cột, dầm, sàn :
Loại vết nứt này xảy ra do đà lanh tô cửa không đủ dài, không đủ đoạn neo gối lên hai đầu tường và trong quá trình sử dụng đã có lúc tường bị đóng quá mạnh. Muốn ngừa ngay từ đầu, các đà lanh tô trên đầu cửa đi, cửa sổ phải đủ dài, vươn khỏi đố cửa tối thiểu 20cm (nếu được thì nên đúc đà lanh tô qua cột). Việc tiết kiệm không đáng chiều dài đà lanh tô dẫn đến kết quả là rất khó sửa các loại vết nứt này. Cách sửa hiệu quả nhất là đục lấy hẳn đà lanh tô ra, thay lại đà khác dài hơn, đủ neo hơn. Việc đập vỡ cục bộ đầu lanh tô, đắp vữa vào chỉ tăng độ cứng rất ít, thường không hiệu quả, nghĩa là sẽ bị nứt lại một thời gian sau đó, nhất là khi cửa đóng mạnh. Vết nứt do lỗi thi công
Sưu tầm
Các bài viết khác :
|
|
Tôi là MINH HOÀNG, nhận được mail quảng cáo của Công ty gởi, tôi đã vào trang angia.vn, tìm đến mục Tư vấn trực tuyến, và gửi yêu cầu tới Công ty nhờ tư ... Tôi là Lê, vô tình lướt Web tôi vào trang angia.vn và thấy có mục tư vấn thiết qua mạng, sẵn cũng đang có nhu cầu thiết kế căn nhà đang ở, nên tôi gửi yêu ... Bài liên quan |
Bạn quá mệt mỏi với mớ dây nhợ thiết bị rối như canh hẹ và đống đồ dùng văn phòng bừa bộn trên bàn làm việc. Slimdesk sẽ giúp bạn ... Các nhà phong thủy xưa đã có nhiều đúc kết đối với việc chọn vị trí để xây cất nhà cửa. Trong điều kiện ngày nay, đất đai tại các đô ... |